Đường dây nóng dịch vụ khách hàng 24/7 0847 110 055
EnglishVietnamese

ISO 50001:2018 – Hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

Tiêu chuẩn ISO 50001 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý năng lượng do tổ chức ISO xây dựng và ban hành. Mục đích của tiêu chuẩn quốc tế này nhằm giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập các hệ thống và quá trình cần thiết để cải tiến hiệu suất năng lượng, bao gồm việc sử dụng, tiêu thụ và hiệu quả năng lượng.

I/ Định Nghĩa

ISO 50001 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý năng lượng do tổ chức ISO xây dựng và ban hành. Mục đích của Tiêu chuẩn Quốc tế này nhằm giúp cho các tổ chức thiết lập các hệ thống và quá trình cần thiết để cải tiến hiệu suất năng lượng, bao gồm việc sử dụng, tiêu thụ và hiệu quả năng lượng. Việc thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn này nhằm hướng tới sự giảm phát thải khí nhà kính, giảm chi phí năng lượng và các tác động môi trường có liên quan khác, thông qua việc quản lý năng lượng có hệ thống.

 

II/ Lợi ích của ISO 5001:2018

1.Cải tiến kết quả thực hiện năng lượng

Với đầu vào của việc kiểm soát 3 yếu tố:

  • Hiệu suất năng lượng.
  • Sử dụng năng lượng.
  • Tiêu thụ năng lượng.

Với chỉ số đầu ra là:

  • Chỉ số kết quả thực hiện năng lượng (EnPI)
  • Đường cơ sở năng lượng (EnB)

 

 

 

2. Tiết kiệm được chi phí sử dụng năng lượng

Những thành tựu trên thế giới công bố:

  • Năm 2010: Delta Electronics công bố mức tiêu thụ điện năng của họ giảm 10.51 triệu KWh
  • Tại Ấn Độ: Hang năm con số tiết kiệm là 1,7 triệu KWh

ISO tuyên bố con số một doanh nghiệp áp dụng có thể giảm tới 60% mức tiêu thụ điện năng nếu áp dụng ISO 50001:2018.

3. Đóng góp đáng kể bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu

Chính bởi việc tiết kiệm nguồn nguyên liệu từ tự nhiên như:

  • Nhà máy thủy điện
  • Nhà máy nhiệt điện (than…)

Giảm tỉ lệ khí thải (CO2) khi phải tiêu thụ một lượng năng lượng nhỏ đi giúp giảm tác động tới biến đổi khí hậu.

III. Những điểm quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 50001

1. Chính sách năng lượng

Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập chính sách chất lượng:

  • Phù hợp với mục đích của tổ chức
  • Đưa ra khuôn khổ cho mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng
  • Bao gồm việc cam kết đảm bảo sẵn có thông tin và nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng

Chính sách phải:

  • Sẵn có bằng thông tin dạng văn bản
  • Được truyền đạt trong tổ chức
  • Sẵn có cho các bên quan tâm, khi thích hợp
  • Được xem xét và cập nhật định kỳ khi cần.

2. Mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng

Tổ chức phải đảm bảo thiết lập các mục tiêu ở các chức năng và các cấp liên quan. Tổ chức phải thiết lập các chỉ tiêu năng lượng:

  • Nhất quán với chính sách năng lượng;
  • Đo được;
  • Tính đến các yêu cầu được áp dụng;
  • Xem xét các SEU;
  • Tính đến các cơ hội để cải tiến kết quả thực hiện năng lượng;

 

3. Xem xét năng lượng

Tổ chức phải xây dựng và thực hiện việc xem xét năng lượng. Để xây dựng việc xem xét năng lượng:

  • Phân tích việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng trên cơ sở dữ liệu đo lường và dữ liệu khác
  • Dựa trên kết quả phân tích, nhận biết các SEU
  • Với từng SEU: xác định các biến liên quan; xác định kết quả thực hiện năng lượng hiện tại;
  • Xác định và lập thứ tự ưu tiên đối với các cơ hội cải tiến kết quả thực hiện năng lượng;
  • Uớc lượng việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng trong tương lai.

Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản về phương pháp và tiêu chí được sử dụng để xây dựng xem xét năng lượng và phải lưu giữ thông tin dạng văn bản về kết quả của việc xem xét.

4. Chỉ số kết quả thực hiện năng lượng (EnPI)

Tổ chức phải xác định các EnPI:

  • Thích hợp cho việc đo lường và theo dõi kết quả thực hiện năng lượng của tổ chức;
  • Giúp tổ chức chứng tỏ việc cải tiến kết quả thực hiện năng lượng.
  • Phương pháp để xác định và cập nhật (các) EnPI phải được duy trì bằng thông tin dạng văn bản.

———————————————————————————————————————————————————————–

ASD CHÚNG TÔI CAM KẾT

Tích hợp chính sách chất lượng, sức khỏe, an toàn, môi trường vào chiến lược kinh doanh.

Quản lý chất lượng, sức khỏe, an toàn, môi trường hiệu quả bằng cách phát triển, thực hiện và duy trì việc thực hành tốt nhất, tiếp cận theo quá trình.

Đánh giá và quản lý rủi ro chất lượng, sức khỏe, an toàn, môi trường của doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện.

Thiết lập và đo lường kết quả thực hiện các mục tiêu chất lượng, sức khỏe, an toàn, môi trường hàng năm cũng như dài hạn để đạt được những bước cải tiến liên tục, bền vững.

Xác minh việc tuân thủ các yêu cầu của nội bộ cũng như bên ngoài thông qua các kỳ đánh giá và nỗ lực tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 14001 và ISO 45001.

Xác định các vấn đề chất lượng, sức khỏe, an toàn, môi trường và tác động của chúng lên thực tiễn các quá trình và sản phẩm để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của công ty nhằm đáp ứng những kỳ vọng của công chúng và khách hàng.

Nâng cao nhận thức về chất lượng, sức khỏe, an toàn, môi trường và gia tăng sự tín nhiệm của các bên quan tâm trong công việc kinh doanh bằng cách thảo luận, đào tạo và tư vấn.

Mọi nhân viên chịu trách nhiệm về cam kết của họ với các nguyên tắc này của chúng tôi

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI KHI DOANH NGHIỆP CỦA BẠN CẦN MỘT GIẢI PHÁP UY TÍN

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN & ĐÀO TẠO ASD

Hotline: 0847 110055 / 0909551154 (Mr. Tuan Vo -Project Manager)

Địa chỉ: 41 Đường số 2, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM

Truy cập website: www.asd.com.vn

 

error: Content is protected !!