Đường dây nóng dịch vụ khách hàng 24/7 0847 110 055
EnglishVietnamese

SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHỨNG NHẬN PEFC VÀ CHỨNG NHẬN FSC

I/ Tìm hiểu FEFC là gì?

PEFC (Programme for the Endorsement of Forest Certification) có nghĩa là “ Chương trình xác nhận chứng chỉ rừng” được lấy tên từ một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế. Tổ chức này hoạt động với mục đích thúc đẩy hoạt động quản lý rừng bền vững thông qua các chứng nhận của bên độc lập thứ ba. PEFC làm việc trong suốt chuỗi cung cấp sản phẩm để thúc đẩy thực hành tốt trong việc quản lý rừng và để đảm bảo rằng gỗ và các sản phẩm từ rừng được sản xuất và tuân theo các tiêu chuẩn sinh thái, xã hội và đạo đức cao nhất

II/ Chứng nhận PEFC được chia thành 2 loại chứng nhận cụ thể

  1. PEFC-FM (Forest Management Certification): Chứng nhận về quản lý rừng
  • Chứng chỉ PEFC-FM dành cho các tổ chức/đơn vị trồng và khai thác rừng.

2.PEFC-CoC (Chain of Custody Certification): Chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm

  • Toàn bộ chuỗi cung ứng từ nguyên liệu gỗ tại rừng cho đến người tiêu dùng phải được giám sát và tư liệu hóa để chứng minh nguồn gốc của nó. Bằng chứng này được gọi là chuỗi hành trình sản phẩm PEFC-CoC.
  • Chứng chỉ PEFC-CoC dành cho các đơn vị chế biến các sản phẩm từ rừng. Chứng nhận hệ thống quản lý cho các đơn vị sản xuất, chế biến và thương mại những sản phẩm từ rừng.

III/ Lợi ích của chứng nhận PEFC

Các nhà sản xuất và nhà cung cấp muốn đảm bảo rằng sản phẩm gỗ của họ có nguồn gốc từ rừng được chứng nhận và là những người muốn chuyển sự bảo đảm này đến người dùng cuối, cần phải cung cấp bằng chứng về xuất xứ. Điều này được thực hiện bằng Chứng nhận Chuỗi Hành trình sản phẩm

– Về giá trị môi trường: Chứng nhận PEFC là góp phần bảo vệ môi trường và nguồn sinh thái

 

– Về giá trị xã hội: Chứng nhận PEFC là một minh chứng về trách nhiệm của tổ chức với con người và xã hội

 

– Về giá trị kinh tế: Chứng nhận PEFC nhằm giảm thiểu lãng phí các nguồn tài nguyên từ rừng. Các sản phẩm được gắn nhãn PEFC có giá trị kinh tế cao. Theo thống kê thì các sản phẩm có chứng nhận PEFC có giá trị kinh tế cao hơn khoảng 20 – 30% so với các sản phẩm thông thường.

 

– Về giá trị thương hiệu: Đạt được chứng nhận PEFC thương hiệu của bạn sẽ được nâng cao, bạn có thể sử dụng nhãn PEFC để maketing cho các sản phẩm của mình.

Tiêu chuẩn FSC là gì?

FSC chính là tên viết tắt của Forest Stewardship Council  chứng nhận được dùng cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường (rừng) với lợi ích xã hội của các bên liên quan (nhà sản xuất, xã hội và người dân địa phương)

 

Hội đồng Quản lý Rừng (The Forest Stewardship Council – FSC®), là một tổ chức phi lợi nhuận đặt ra các tiêu chuẩn cao nhất định để đảm bảo rằng sản phẩm lâm nghiệp được sản xuất theo cách có trách nhiệm với môi trường và có lợi cho xã hội. Nếu một sản phẩm, giống như một sản phẩm nội thất bằng gỗ cứng nhiệt đới, được dán nhãn là “FSC® Certified”, điều đó có nghĩa là gỗ được sử dụng trong sản phẩm và nhà sản xuất đã đáp ứng các yêu cầu của Hội đồng Quản lý Rừng.

3 LOẠI CHỨNG CHỈ ĐẶC BIỆT CỦA TIÊU CHUẨN FSC

 

Giấy chứng nhận FSC được công nhận bởi FSC (một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận) sau khi đã hoàn tất xong việc đánh giá và xác nhận về tài nguyên rừng của một quốc gia. Có 3 loại chứng nhận FSC hiện nay:

FMC (Forest Management Certificate)

Là chứng nhận quyền bảo vệ rừng, cung cấp cho các khu rừng của một quốc gia khi đã đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế.

 

CoC (Chain of Custidy Certificate)

Là loại giấy chứng nhận cho chuỗi sản phẩm.

Điều này cực kỳ hữu ích vì nó giúp minh bạch hóa thông tin tới người tiêu dùng cũng như hạn chế việc một số nhà sản xuất (chủ yếu ở Trung Quốc) tự ý gắn chứng nhận FSC khi chưa có sự cho phép của FSC.

Đây là một chuỗi quá trình từ những giai đoạn đầu tiên cho tới khi chuyển đến người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Chứng chỉ FSC giúp xác nhận những sản phẩm làm từ gỗ rừng có rõ ràng nguồn gốc, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của tổ chức FSC.

FSC-CoC/CW (FSC-Chain of Custody/Control Wood) Certificate:

  • Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm, đánh giá nguồn gốc gỗ có kiểm soát.

Điểm khác nhau giữa FSC và PEFC

– Mức độ phổ biến:

PEFC: Áp dụng trên 50 quốc gia, Việt Nam là thành viên thứ 51

FSC: Đã áp dụng tại 90 quốc gia, Việt Nam là thành viên thứ 90

– Số lượng đơn vị đạt chứng nhận CoC (Chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm) tại Việt Nam:

PEFC: 10 đơn vị đạt chuẩn

FSC: 918 đơn vị đạt yêu cầu

Ở Việt Nam, bao bì FSC hiện đã được sử dụng phổ biến từ sản phẩm hộp giấy, túi giấy, sách, vở, POSM… Tuy vậy, bao bì PEFC hứa hẹn vẫn là cơ hội tiềm năng lớn cho doanh nghiệp chế biến, sản xuất và thương mại trên thương trường quốc tế.

– Mức độ cam kết:

FSC: Quản lý rừng, chuỗi lưu ký và gỗ được kiểm soát, chiếm hơn 311 triệu hecta rừng trên thế giới

PEFC: Quản lý rừng, chuỗi lưu ký và chứng nhận dự án, chiếm hơn 200 triệu hecta rừng toàn cầu

Bên chứng nhận:

Chứng nhận FSC do bên chứng nhận thứ hai, cấp trực tiếp cho đơn vị, doanh nghiệp

Tổ chức cấp chứng chỉ PEFC là bên chứng nhận thứ ba, họ sử dụng các tổ chức đã được chứng nhận

Nguyên tắc:

FSC: Đặt ra 10 nguyên tắc tuân thủ – như một chuẩn mực đánh giá, áp dụng chung cho tất cả các khu rừng địa phương

PEFC: Không đặt ra tiêu chuẩn mà đóng vai trò như kế hoạch công nhận lẫn nhau. PEFC cải biến các nguyên tắc để đặc biệt áp dụng cho diện tích rừng và chủ rừng ở diện tích nhỏ.

error: Content is protected !!